Tách bài Wikipedia:Độ_lớn_bài_viết

Trang chi tiết: Wikipedia:Tách bài viết

Các bài dài nên được tách thành các bài khác nhau một cách logic và hợp lý. Các bài danh sách dài nên được tách ra thành các bài nối tiếp nhau, xếp theo thứ tự bảng chữ cái, theo số đếm hoặc chủ đề con.

Khi tách một đề mục trong một bài viết dài ra thành một bài riêng, bạn nên viết một bản tóm tắt ngắn gọn nội dung để thay vào đó, đồng thời nên trỏ đến bài mới đó.

Quy định về giấy phép của Wikipedia cho phép sửa đổi và tái sử dụng nội dung nhưng yêu cầu phải ghi công. Để tuân thủ quy định này, khi tạo trang mới, bạn nên ghi công tại tóm lược sửa đổi, ví dụ như Tách nội dung từ [[tên bài viết]]. Bạn cũng nên ghi chú tại tóm lược sửa đổi của bài gốc, ví dụ như Tách nội dung sang [[tên bài viết mới]] để ngăn việc sau này bài bị xóa khiến lịch sử trang của bài mới cũng bị mất.

Không cần phải vội

Do nay các trình duyệt web đã cải tiến so với trước, không cần phải quá vội trong việc chia tách các bài dài. Đôi khi, bài viết cần phải lớn để có thể bao quát được chủ thể bài viết. Nếu cảm thấy không chắc chắn, bạn hãy mở một thảo luận mới tại trang thảo luận bài viết để bàn về cấu trúc của bài. Hãy xác định liệu đề tài đó có nên được viết dưới dạng nhiều bài ngắn hay không, nếu có thì nên sắp xếp chúng như thế nào. Nếu thảo luận không tiến triển, bạn có thể thêm Bản mẫu:Chia để nhận ý kiến từ các thành viên khác.

Đề mục nhỏ lẻ hoặc gây tranh cãi

Có những đề tài nhỏ lẻ thích hợp để làm một đề mục trong một bài viết lớn hơn nhưng lại không thích hợp để đứng thành một bài riêng. Trong đa số trường hợp, tách một đề mục gây tranh cãi ra khỏi bài mà không tóm tắt lại nội dung trong bài chính là vi phạm quy định về thái độ trung lập của Wikipedia. Tạo một bài mới nhằm chứa chấp nội dung mà trước đó cộng đồng đã đồng thuận không cho phép có mặt trong bài chính cũng là vi phạm quy định về thái độ trung lập. Bạn cũng hãy cân nhắc các nguyên tắc về tổ chức và sắp xếp trong việc chia tách bài và đảm bảo rằng cả tên bài lẫn nội dung của bài cũ đều phản ánh thái độ trung lập.

Đề mục không mong muốn

Có thể có một đề mục trong bài thường thu hút các nội dung không hữu ích (ví dụ như "Liên kết ngoài" hay đề mục về chuyện bên lề, thông tin tổng hợp) và tách nó ra thành một bài riêng sẽ giúp gọt dũa bài chính. Nhưng hãy lưu ý rằng giờ đây bạn lại tạo một bài viết mới chứa toàn những nội dung không mong muốn. Và nếu một bài viết chứa một lượng lớn những nội dung mà không nên có mặt trong một bách khoa toàn thư, thì tốt hơn hết là loại bỏ nội dung đó đi thay vì biến nó thành một bài mới.

Hướng dẫn về kích thước

Kích thước văn xuôiKhuyến nghị
> 100 kBGần như chắc chắn phải tách bài
> 60 kBCó lẽ nên tách bài (dù đôi khi nội dung được thêm vào là hợp lý khi xét đến phạm vi của đề tài đó)
> 50 kBCó thể phải tách bài (dung lượng càng lớn thì khả năng phải tách càng cao)
< 40 kBCần cân nhắc thêm các yếu tố khác
< 1 kBNếu một bài viết đã ở nguyên kích thước này được vài tháng rồi, thử cân nhắc hợp nhất nó vào một bài có liên quan, hoặc mở rộng bài (xem Wikipedia:Bài sơ khai).
Lưu ý:

Các nguyên tắc trên chỉ áp dụng cho kích thước văn xuôi, không áp dụng cho kích thước ngôn ngữ wiki (có thể được tìm thấy ở lịch sử trang). Mỗi kB tương đương với 1000 ký tự. Các nguyên tắc này không áp dụng cho các trang đổi hướng, áp dụng một cách tiết chế hơn cho các trang định hướngbài danh sách (đặc biệt là nếu như tách bài sẽ phá vỡ một bảng biểu có tính năng sắp xếp dữ liệu).